Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Nguyễn Khoái
Nguyễn Khoái là tướng chỉ huy quân Thánh Dực dưới thời vua Trần Nhân Tông (1278-1293) và từng dũng cảm lập công lớn trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc chống quân Nguyên xâm lược lần thứ hai (1285) và thứ ba (1288).

 


Thời Trần, có hai nhân vật cùng họ cùng tên là Nguyễn Khoái và cùng được sử cũ trân trọng ghi tên. Một người là danh tướng, một người là danh thần. Tuy cùng âm là Khoái nhưng mặt chữ Hán của hai tên gọi này lại hoàn toàn khác nhau. Chữ Khoái (蒯) là tên của danh tướng vốn tên một loài cỏ (cỏ này có thể lấy sợi để dệt). Chữ Khoái (袂-?) là tên của danh thần (người sinh sau danh tướng Nguyễn Khoái chừng nửa thế kỷ) có nghĩa là vui vẻ, sắc sảo, mau chóng... Trang viết nhỏ này chỉ nói về danh tướng Nguyễn Khoái mà thôi.

 

Nguyễn Khoái sinh và mất năm nào, quê quán ở đâu, hiện tại vẫn chưa ai rõ. Sử cũ chỉ cho biết rằng, Nguyễn Khoái là tướng chỉ huy quân Thánh Dực dưới thời vua Trần Nhân Tông (1278 - 1293) và từng dũng cảm lập công lớn trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc chống quân Nguyên xâm lược lần thứ hai (1285) và lần thứ ba (1288).

 

Thời Trần, quân Thánh Dực là một trong những đơn vị quân chủ lực của triều đình. Tướng chỉ huy đội quân đó ngoài tài năng và uy tín, còn phải có một quá trình thử thách khá lâu dài. Từ thực tế này, chúng ta có thể ước đoán rằng, Nguyễn Khoái đã trở thành võ quan của triều Trần khoảng cuối đời vua Trần Thánh Tông (1258 - 1278), hoặc đầu đời vua Trần Nhân Tông.

 

Trong cuộc chiến tranh lần thứ hai (1285), hoạt động chủ yếu của Nguyễn Khoái là đem đội quân Thánh Dực theo hầu cận để bảo vệ Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông, đồng thời, sẵn sàng thực hiện mọi mệnh lệnh chiến đấu do Thượng Hoàng và Nhà vua ban ra. Cả hai nhiệm vụ này, Nguyên Khoái đã hoàn thành một cách xuất sắc. Ông đã lập công lớn trong việc tấn công vào đội quân của tướng giặc là Toa Đô. Bấy giờ, quân của Toa Đô từ đất Chiêm Thành tiến ra, hòng kết hợp với quân chủ lực của Thoát Hoan, tạo thành hai gọng kìm nguy hiểm, từ Nam lên và từ Bắc xuống, để bóp nát chủ lực của ta. Trải 3 năm (Đạo quân Toa Đô đã vượt biển vào đánh phá đất Chiêm Thành từ năm 1282) chinh chiến (1282-1285), đạo quân của Toa Đô tuy đã bị thiệt hại nhiều, nhưng vẫn thực sự là một đạo quân mạnh. Từ khi tướng chỉ huy quân đội nhà Trần ở phía Nam là Trần Kiện chạy đi đầu hàng, tinh thần của đạo quân Toa Đô có phần phấn chấn hơn. Cuối mùa xuân năm Ất Dậu (1285), Toa Đô hùng hổ tiến ra vùng châu thổ sông Hồng. Sử cũ chép:

 

“Toa Đô từ Chiêm Thành kéo ra đánh phá và cướp bóc suốt dọc đường đi. Chúng trèo đèo vượt sông, từ châu Ô, châu Lý, châu Hoan và châu Ái, tiến ra Tây Kết (Châu Ô và châu Lý nay thuộc vùng đất từ phía Nam Hà Tĩnh trở vào đến hết Thừa Thiên-Huế. Châu Hoan nay thuộc vùng Nghệ An, còn châu Ái nay thuộc Thanh Hóa). Nhà vua bàn với quần thần rằng:

 

- Giặc đi xa muôn dặm để mưu cướp nước người ta (đây chỉ nước Chiêm Thành - NKT), do không chiếm được nên mới bỏ đi. Nay nhằm lúc chúng đang mỏi niệt mà đem quân ta đã được nghỉ ngơi dưỡng sức để ra đối địch, đánh ngay trận phủ đầu thì ắt chúng sẽ mất hết nhuệ khí và sẽ bị phá tan.

 

Bàn xong đâu đấy rồi, Nhà vua liền hạ lệnh cho Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật và Chiêu Thành Vương (chưa rõ tên), cùng với Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản và tướng quân Nguyễn Khoái đem quân tinh nhuệ đi đón đánh. Khi quân ta tiến đến Hàm Tử, hai bên đánh nhau rất quyết liệt” (Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên, quyển 7, tờ 39).

 

Như vậy là, trước khi trở thành một trong những tướng chỉ huy chiến dịch Tây Kết, Nguyễn Khoái đã tham gia vào chiến dịch Hàm Tử. Thắng lợi của chiến dịch Hàm Tử có ảnh hưởng to lớn và mạnh mẽ đến thắng lợi của chiến dịch Tây Kết, và ngược lại, thắng lợi của chiến dịch Tây Kết vừa có tác dụng củng cố thắng lợi của chiến dịch Hàm Tử, vừa có ý nghĩa mở đường cho thắng lợi của một loạt chiến dịch sau đó, đẩy quân Nguyên vào thế khủng hoảng nghiêm trọng để rồi cuối cùng là bị thất bại hoàn toàn.

 

Trong cuộc chiến tranh chống quân Mông-Nguyên xâm lược lần thứ ba (1288), tướng Nguyễn Khoái lại tiếp tục lập được chiến công vẻ vang, góp phần to lớn vào thắng lợi chung của cả dân tộc. Bấy giờ, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn quyết đánh trận quyết chiến chiến lược với quân Mông-Nguyên ở Bạch Đằng. Đây là trận thủy chiến có quy mô lớn, được tổ chức theo kế hoạch kết hợp chặt chẽ giữa mai phục với bao vây. Đội quân Thánh Dực do Nguyễn Khoái chỉ huy có nhiệm vụ dũng mãnh tấn công, chia cắt đội hình giặc khi chúng đang lúng túng vì đã lọt vào ổ mai phục của ta. Và Nguyễn Khoái đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này. Chiến thuyền của đạo quân Thánh Dực đã khiến cho giặc hốt hoảng, vừa cố sức chống đỡ, vừa tìm đường tháo chạy. Nhưng, chúng đã không thể nào thoát được bởi bãi cọc gỗ cực kỳ lợi hại mà Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã chuẩn bị công phu từ trước.

 

“Bấy giờ, thủy triều rút xuống rất nhanh, tướng Nguyễn Khoái thống lĩnh quân Thánh Dực xông ra, đánh mạnh vào đội hình giặc, phá tan được quân Nguyên. Ngay lúc ấy, đại binh Nhà vua cũng vừa tiến tới. Ô Mã Nhi phải thu thập chiến thuyền còn lại để tháo chạy, chẳng ngờ, thuyền vướng cọc gỗ, bị lật nhào xuống nước. Quân Nguyên chết không biết là bao nhiêu mà kể. Ta bắt được của chúng hơn 400 chiếc” (Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên, quyển 8, tờ 7).

 

Triều Trần đánh giá rất cao công lao của Nguyễn Khoái. Tháng 4 năm 1289, vua Trần định công ban thưởng cho tất cả các tướng có công đánh giặc. Nguyễn Khoái được phong tước Hầu và được cấp hẳn cả một hương, đó là Hương Khoái Lộ. Hương này, nay thuộc tỉnh Hưng Yên. Có thể coi đó như một ngoại lệ hiếm hoi, bởi lúc bấy giờ, Nguyễn Khoái là một trong số rất ít người không thuộc hàng quý tộc được hưởng đặc ân này.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)
    Vị Công tôn nữ cuối cùng làm gối tựa cung đình Huế qua đời (25-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Tư đồ Trần Nguyên Hãn (04-10-2013)
    Giang Văn Minh: Vị sứ thần bất khuất  (30-09-2013)
    Bùi Thị Xuân (23-09-2013)
    Nguyễn Du (1766-1820) (17-09-2013)
    Tuệ Tĩnh (09-09-2013)
    Chu Văn An (03-09-2013)
    Đỗ Quang (1807-1866), một tấm lòng yêu nước thương dân. (26-08-2013)
    Phạm Phú Thứ (1820 - 1882) (20-08-2013)
    Lý Nhân Tông (02-07-2013)
    Khúc Thừa Dụ  (28-05-2013)
    Nguyễn Bá Lân  (09-04-2013)
    Từ mùa xuân Kỷ Dậu ấy (14-02-2013)
    Trần Nhật Duật (15-12-2012)
    Mai Hắc Đế - Trần Quốc Vượng  (19-11-2012)
    Nguyễn Trường Tộ (01-11-2012)
    Lê Văn Duyệt  (25-10-2012)
    Hàm Nghi (08-10-2012)
    Lê Văn Khôi  (27-08-2012)
    Việt Vương Triệu quang Phục (? - 571)  (13-08-2012)
    ÔNG ÍCH ĐƯỜNG - người anh hùng trong cuộc dân biến năm 1908 ở Quảng Nam (10-06-2012)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152893336.